Chùa Hương Sơn hay còn được mọi người gọi là chùa Hương, đây là một quần thể chùa nằm ngay tại xã Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây chính là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc nước ta bởi chùa vừa linh thiêng tọa lạc ở tại một nơi non nước hữu tình, thiên nhiên hùng vĩ cùng với khói sương càng làm phong cảnh huyền ảo như chốn tiên cảnh. Tới đây, du khách không chỉ được cầu an, ngắm cảnh thiên nhiên tại chùa mà còn được thưởng thức rất nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn khoảng cách từ hà nội đến chùa Hương, cách di chuyển và những thông tin hữu ích để các bạn có được một chuyến đi du lịch chùa Hương hoàn hảo nhất.
Đôi nét về Chùa Hương
Chùa Hương hay còn được biết đến với một tên gọi khác là Hương Sơn. Chùa có vị trí thuộc địa phận của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thuộc TP Hà Nội. Quần thể chùa Hương ở Hà Nội chính là một trong những trung tâm văn hóa – tôn giáo lớn và nổi tiếng ở Việt Nam.
Với hành trình du lịch tại chùa Hương, các bạn sẽ có thể được tham quan nhiều đền, các chùa, đình thờ nổi tiếng. Tiêu biểu như: chùa Thiên Trù, đền Trình, động Hương Tích, chùa Giải Oan,… Không chỉ có rất nhiều đình đền với kiến trúc độc đáo. Chùa Hương hiện nay còn chinh phục bạn bè du khách trong ngoài nước với vẻ đẹp non nước hữu tình. Nếu như đầu xuân năm nay bạn có được thời gian rảnh. Bạn hãy làm một chuyến cùng gia đình vãn cảnh chùa Hương và cầu mong gia đình một năm mới bình an.
Mùa xuân chính là mùa của lễ hội nên các khách du lịch đổ về nơi chùa Hương lễ Phật rất đông. Nếu như bạn có ý định muốn được tham gia lễ hội chùa Hương thì hãy đến đây vào mùng 6 của tháng Giêng. Với hành trình đi du lịch chùa Hương 1 ngày vào mùa xuân, các bạn sẽ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động truyền thống hấp dẫn ví dụ như: bơi thuyền, hát văn hát chèo, … Bên cạnh đó, thời điểm tháng 3 còn có một mùa hoa gạo đỏ rực ở bên bờ suối Yến là lúc chùa Hương vô cùng lãng mạn để các bạn chụp hình.
Chùa Hương cách Hà Nội bao xa?
Đường đi từ Hà Nội tới được chùa Hương bằng xe máy thì với tuyến đường này các bạn sẽ đi qua Quốc lộ 21B với khoảng chừng 55.5 km và mất hết 1 giờ 50 phút. Nếu như lựa chọn tuyến đường đi qua ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ thì khoảng cách sẽ là 65 km và hết khoảng 1 giờ 30 phút đi đường.
Chùa hương cách chùa tam chúc bao nhiêu km: khoảng 8,9 km với 21 phút di chuyển bằng ô tô
Chùa hương cách thái bình bao nhiêu km: khoảng 64,2 km với 1 giờ 15 phút
Chùa hương cách chùa bái đính bao xa: khoảng 40,1 km với 1 giờ 02 phút
Cách đi chùa Hương từ Hà Nội
Phương tiện di chuyển
Chùa Hương vốn nằm tại Hà Nội nên từ trung tâm Hà Nội đến Chùa Hương không quá xa, các bạn có thể di chuyển với rất nhiều phương tiện như Xe máy, ô tô, hoặc lựa chọn cho mình một chuyến xe bus phù hợp.
Cách di chuyển đến Chùa Hương
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, các bạn xuất phát theo hướng của đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Sau đó, các bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, đường Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc rồi các bạn tiếp tục qua cầu vượt Ngã tư Sở thì tiếp tục nhập vào đường Nguyễn Trãi. Từ đây, các bạn tiếp tục đi thẳng rồi đi rẽ vào đường Trần Phú. Sau khi đi được khoảng 1.8 km thì các bạn rẽ trái vào Phùng Hưng rồi đi vào đường Tô Hiệu là tới.
Các điểm du lịch ở Chùa Hương
Trải nghiệm ngồi thuyền suối Yến
Rời khỏi đền Trình, các bạn lên thuyền tiếp tục đi ngược dòng suối Yến hướng về phía của chùa Hương. Mùa xuân, nước suối rất trong, mát lạnh, lòng suối thì bằng phẳng, mực nước chỉ đến khoảng bụng hay ngực với rất nhiều những ngọn cỏ nước mọc cao. Ngồi trên thuyền, các du khách sẽ có được khoảng thời gian để tận hưởng bầu không khí se lạnh và tĩnh mịch lạ thường.
Hai bên không thấy bờ mà các bạn chỉ là những ruộng lúa nước mênh mông, mưa xuân thì lất phất khiến cho khung cảnh Hương Sơn thêm phần mờ mờ ảo ảo. Tiếp tục chuyến hành trình, du khách đến được bến Trò, tức là bến đò tại chùa Thiên Trù, nằm lọt giữa một thung lũng vô cùng xinh đẹp.
Chùa Thiên Trù
Làm lễ xong, các bạn hãy quay về với chùa Thiên Trù để có thể nghỉ chân và dùng cơm trưa. Chùa Thiên Trù hiện tọa lạc trên thềm núi Lão, chùa được xây dựng từ năm 1467, vào đời vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa này chính là một công trình thể hiện được nét kiến trúc văn hóa và nghệ thuật thời Lê – Nguyễn. Chùa được thiết kế một cách hài hòa với tam bảo, tiền đường, nhà thờ mẫu, nhà thờ tổ, nhà khách, các nhà kho,… và có được đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm những người nghỉ lại lễ Phật qua đêm.
Đây chính là ngôi chùa nổi tiếng cuối thế kỷ XIX và cũng vào nửa đầu thế kỷ XX. Trải qua khoảng hai thập niên, chùa Thiên Trù vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng tô điểm thêm những nét vẽ cho bức tranh thiên nhiên của vùng đất Hương Sơn linh thiêng. Hành trình đi lễ chùa Hương là một sự thành kính của các bậc cao niên, là ước vọng của mỗi một người thông qua những lời nguyện ước và cũng là là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ hướng phật. Lễ hội chùa Hương còn là nơi để hội tụ nét sinh hoạt văn hóa dân tộc vô cùng độc đáo.
Ghé thăm Suối Giải Oan – Chùa Giải Oan
Xuống thuyền, du khách có thể lần bước theo một con dốc không cao lắm nhưng lại hơi trơn trượt khoảng chừng 50m thì đến một con đường lớn, có lát đá xanh xám, hai bên cây cối rất xanh tươi, dẫn đến được chùa Thiên Trù. Thế nhưng hãy cứ tiếp tục thong thả, đến trước cổng chùa, các bạn rẽ phải để đi viếng tiếp chùa Tiên Sơn, thăm suối Giải Oan và thăm chùa Hương Tích. Tháng 3, tháng 4 ngày Âm lịch, những cây gạo cổ thụ đã bung nở dọc hai bên suối Yến, lối vào của Chùa Thiên Trù và của Động Hương Tích.
Động Hương Tích
Rời thạch động, đôi chân của các du khách đã bắt đầu thấm mệt nhưng mà cảnh trí lôi cuốn trước mặt và không khí rất trong lành của núi rừng như thêm nâng bước bạn tiến về phía trước. Tiếp tục leo thêm khoảng hai cái dốc rồi thong thả bên trên một đoạn đường bằng, vòng theo bên tay phải chính là động Hương Tích. Thả dốc qua trên khoảng trăm bậc thang xuống động, cái mệt nhọc suốt quãng đường đi của du khách dần dịu lại.
Ở lối vào của động Hương Tích, trên vách đá cao bên trái của động có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” của chúa Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm đã đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần (năm 1770) khi nhà Chúa tuần du đến Sơn Nam.
Trên trần động Hương Tích có rủ xuống chín nhũ đá hình chín con rồng đang chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, được gọi là “Cửu Long Tranh Châu”. Ngoài ra tại đây còn có núi Đụn Gạo, cây bạc, cây vàng, con lợn, con trâu, ao bèo, né kén, buồng tằm, núi Cô, núi Cậu và có cả bầu sữa mẹ thánh thót nhỏ giọt giống như đếm nhịp thời gian, các du khách khi đến đây ai cũng mong muốn mình may mắn có được một giọt nước lấy khước.
Chùa Tiên Sơn
⇒ Tìm hiểu thêm: Chùa tam chúc cách hà nội bao nhiêu km?
Thuê xe 16 chỗ hà nội
https://zalo.me/0327910085
Tiếp tục trên cuộc hành trình khoảng vài trăm mét các bạn sẽ thấy được chùa Tiên Sơn nằm trên dốc núi cao ở phía bên phải. Chùa Tiên Sơn có chánh điện hình dáng tựa lưng bên sườn núi, khoảng sân phía trước thì rất thoáng mát và có thể bao quát được cả một vùng rừng núi xanh thẳm. Bên trái chính điện chính là thạch động với những pho tượng Phật cao sừng sững gần nửa mét được bằng thạch nhũ trắng trong, có thể nhìn thấu từ trước ra sau.