logo xeducvinh

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc thuộc tỉnh Hà Nam hiện là một địa điểm du lịch tâm linh đang nhận được rất nhiều những sự quan tâm từ các bạn trẻ và Phật tử trên khắp cả nước. Chùa Tam Chúc chính là ngôi chùa lớn nhất thế giới, cách chùa Bái Đính khoảng 30km, cách chùa Hương 4,5km đã tạo thành một quần thể gọi là ”Tam giác vàng” cho người chơi hệ du lịch tâm linh.

Hãy cùng tham khảo khoảng cách từ hà nội đến chùa Tam Chúc, cách di chuyển và nhiều thông tin du lịch tại ngôi chùa lớn nhất thế giới được xứng danh là “Hạ Long trên cạn” trong bài viết này ngay nhé.

Chùa Tam Chúc- quần thể tâm linh nổi tiếng

Chùa Tam Chúc hiện nay tọa lạc tại xã Ba Sao, thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) khoảng chừng 30km, cách chùa Hương (tại Hà Nội) khoảng 4,5km, được xem như là một ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Ngôi chùa được xây dựng với mục tiêu chính là trở thành khu du lịch tâm linh lớn nhất trên thế giới, với tổng diện tích ngôi chùa hơn 5.000 ha.

chua tam chuc quan the tam linh noi tieng

Quần thể chùa Tam Chúc, Ba Sao, Hà Nam chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi cùng với vẻ hùng vĩ bao la của nước non Việt Nam.

Chùa Tam Chúc đang thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thờ thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, thờ hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là những vị quốc sư có công trong việc phát triển Phật giáo Việt Nam. Thời điểm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam lý tưởng nhất cho các bạn là vào mùa xuân, cụ thể là vào những tháng đầu năm, thời điểm vàng của mùa lễ hội, từ mùng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 Âm lịch, khí hậu mát mẻ, thêm vào đó các du khách đến đây có thể tham gia bái Phật, có thể cầu mong tiền tài, phúc lộc.

Còn tùy thuộc vào mục đích chuyến đi của các bạn , nếu bạn chỉ muốn khám phá được chùa Tam Chúc, ngắm cảnh đẹp trữ tình, và ngắm nhìn sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật… thì các bạn có thể đi chùa Tam Chúc Hà Nam vào bất cứ một thời điểm nào.

Chùa Tam Chúc cách Hà Nội bao nhiêu km?

Chùa Tam Chúc, Ba Sao, Hà Nam hiện nay nằm cách Hà Nội khoảng chừng 60km về phía nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng hơn 10km nên rất thuận tiện để du khách có thể di chuyển ô tô hoặc có một chuyến đi phượt bằng xe máy cũng là điều rất dễ dàng. Khu du lịch Tam Chúc thì nằm trên tuyến quốc lộ 21A có tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và giáp TP. Hà Nội, cách khu du lịch Hương Sơn (  tại Hà Nội) khoảng 4km theo đường chim bay.

Cách để di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc

Phương tiện di chuyển

Từ Hà Nội các bạn xuất phát đi du lịch Chùa Tam Chúc thì có rất nhiều phương tiện để lựa chọn. Các bạn có thể đi đến bằng phương tiện cá nhân, đi xe khách hoặc là đi bằng xe bus đều được. Nếu như các bạn chọn đi bằng phương tiện cá nhân các bạn nên chuẩn bị thêm bản đồ và các vật dụng cần thiết cho chuyến đi của mình.

Chùa tam chúc cách hà nội bao nhiêu km: 1 giờ 21 p (64,2 km) qua ĐCT Hà Nội – Ninh Bình

Chùa tam chúc cách chùa hương bao nhiêu km: cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc.

Chùa tam chúc cách chùa bái đính bao nhiêu km: 1 giờ 4 p (49,3 km) qua QL1A

Chùa tam chúc cách thanh hoá bao nhiêu km: 2 giờ 17 p (119,7 km) qua QL1A

Chùa tam chúc cách phủ lý bao xa: 25 p (16,4 km) qua QL21A và ĐT 494B

Chùa tam chúc cách hải phòng bao nhiêu km: 2 giờ 29 p (126,2 km) qua QL38B và QL5B/ĐCT04

Chùa tam chúc cách nam định bao nhiêu km: 59 p (46,3 km) qua QL21B

Cách di chuyển đến Chùa Tam Chúc

cach di chuyen den chua tam chuc

Từ trung tâm của thành phố Hà Nội, các bạn đi theo tuyến đường Giải Phóng, sau đó chạy thẳng theo Quốc lộ 1A đến được thành phố Phủ Lý thì rẽ vào quốc lộ 2B, theo hướng của thị trấn Ba Sao. Từ Phủ Lý đi đến Ba Sao chừng khoảng trên 10km. Đến đây bạn sẽ có thể dễ dàng hỏi đường và có thể tìm được vị trí chùa Tam Chúc.

Nếu như các bạn sử dụng phương tiện là ô tô hay đi bằng taxi, bạn có thể dễ dàng đến chùa Tam Chúc bằng lộ trình như với xe máy ở bên trên. Ngoài ra, các bạn còn có lộ trình khác bạn có thể tham khảo thêm cụ thể như sau: Từ Hà Nội, bạn đi theo tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tới được quốc lộ 38 tại Duy Tiên thì các bạn đi ra quốc lộ 1A, sau đó đi tới Kim Bảng và tiếp tục đi về Ba Sao, Hà Nam.

Các điểm du lịch ở Chùa Tam Chúc hấp dẫn

Nhà khách Thủy Đình

nha khach thuy dinh tam chuc

Du lịch chùa Tam Chúc tại Hà Nam, bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến nhà khách Thủy Đình đầu tiên, để được check-in, mua vé để lên thuyền đi khám phá chùa Tam Chúc. Trong thời gian du khách ở nhà khách Thủy Đình, du khách có thể tham quan được nội thất, tranh ảnh về chùa. Khách du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam có thể dễ dàng xem bối cảnh toàn khu du lịch tâm linh Tam Chúc ngay tại nhà khách Thủy Đình.

Vườn cột kinh

Khi qua khỏi cổng tam quan đến dược điện Quan Âm, bạn sẽ đi đến khu vực 32 cột Kinh, hay còn được gọi là vườn cột kinh. Các cột kinh có khối lượng và kích thước vô cùng đồ sộ, nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa với độ cao khoảng gần 14m. Thiết kế chân cột có hình đài sen, thân cột làm thành hình lục giác, đỉnh cột là hình của nụ sen, thêm vào đó chính là các hình điêu khắc thủ công những lời Phật dạy, tạo nên không gian hùng vĩ trước cửa điện Quán Âm.

Đàn tế trời chùa Ngọc tại chùa Tam Chúc

dan te troi chua ngoc tai chua tam chuc

Để đến được nơi đàn tế trời chùa Ngọc, các bạn cần đi qua khu vực của Tam Điện chính, leo bộ một đoạn khá là xa. Chùa Ngọc hiện nay được chế tác hoàn toàn từ chất liệu đá granite đỏ, các phiến đá tại đây được lắp ghép chứ không cần phải dùng đến keo hoặc xi măng.

Tam điện chính của chùa Tam Chúc

tam dien chinh cua chua tam chuc

Quan sát bản đồ tham quan chùa Tam Chúc sẽ thấy có 3 chính điện bao gồm là: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và cuối cùng là Điện Quan Âm. Ở khu vực mỗi điện sẽ có thờ phụng một vị Phật mang một ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung của 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc hoàn toàn thủ công bằng đá được thu thập từ miệng núi lửa ở Indonesia.

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm chính là nơi thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, ở đây hiện đang có khoảng sân vô cùng rộng, không gian thoáng đãng, tĩnh mịch, có một tầm nhìn hướng ra vườn cột kinh.

Điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ chính là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, gây ấn tượng nhất là một pho tượng Phật được làm bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Không gian điện thì được thiết kế 2 tầng mái cong, cao khoảng 31m, trên diện tích có mặt sàn rộng 3000m2.

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế được xây dựng với một lối kiến trúc ấn tượng, có chiều cao là 39m, trên không gian sàn rộng lớn tới 5000m2. Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi được chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng chất liệu đồng đen ngay giữa chính điện Tam Thế, ba pho tượng phật hiển thị cho quá khứ, hiện tại và cả tương lai, và 12.000 bức phù điêu được làm từ đá của núi lửa ở Indonesia.

Đến sân trước của điện Tam Thế, bạn sẽ được ngắm cây Bồ Đề đã được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi, và một chiếc vạc đồng đen khổng lồ cao khoảng gần 4m, được điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam, cùng với các trích dẫn về sư tổ ở trên mặt thân vạc.

Đình Tam Chúc

dinh tam chuc o chua tam chuc

⇒ Tìm hiểu thêm: Chùa ba vàng cách hà nội bao nhiêu km?
Thuê xe 16 chỗ hà nội
https://zalo.me/0327910085

Ngôi đình Tam Chúc tọa lạc ở giữa hồ nước rộng, hiện đang thờ Hoàng hậu nhà Đinh – Dương Thị Nguyệt, lưu giữ những dấu tích cổ xưa từ thời vua Đinh. Ấn tượng nhất chính là ở mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, phía dưới thì có nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Đến mùa hè, hoa sen nở rộ tạo nên một khung cảnh mặt hồ ở khu vực đình Tam Chúc đẹp đến mê mẩn.