logo xeducvinh

Tây Thiên – Một vùng đất tâm linh với khung cảnh đẹp như mơ và thanh bình đã trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Nếu bạn đang muốn ghé qua Tây Thiên để có thể tham quan ngắm cảnh, và cầu mong được tài lộc, bình an, may mắn cho bản thân, cho gia đình? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để biết khoảng cách từ hà nội đến tây thiên, cách di chuyển và có thêm được nhiều kinh nghiệm cho chuyến du lịch Tây Thiên sắp tới của mình.

Đôi nét về Tây Thiên

Khu di tích danh thắng Tây Thiên chính là một quần thể di tích lịch sử và văn hóa, mang đậm được dấu ấn Phật giáo, khu di tích nổi tiếng với ngôi chùa hiện đang thờ Quốc mẫu linh thiêng. Khu di tích Tây Thiên tọa lạc ngay tại núi Thạch Bàn, thuộc thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 80km về hướng phía Tây Bắc.

du lich tay thien vinh phuc

Khu di tích thuộc danh thắng Tây Thiên cổ tự, hiện đang nằm tại núi Thạch Bàn, Đại Đình, thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Tây Thiên ở tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến như là một ngôi chùa thờ Quốc Mẫu và đang thờ Phật, thu hút rất nhiều các quý phật tử đến để hành hương, lễ phật.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Wikipedia

  • Địa chỉ: Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
  • Tỉnh: Vĩnh Phúc
  • Trụ trì: Đại đức Thích Kiến Nguyệt
  • Khởi lập: 2004
  • Quản lý: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  • Tông phái: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Nơi đây chính là địa điểm du lịch gắn với nhiều những yếu tố tâm linh. Do đó, thời điểm du lịch phù hợp nhất cho các bạn là vào các dịp lễ đặc biệt của giới Phật giáo. Cụ thể chính là Lễ hội Tây Thiên – một lễ hội không thể bỏ qua cũng là một lễ hội lớn của miền Bắc, thường diễn ra vào 15/2 ( ngày âm lịch) hàng năm. Hoặc các bạn cũng có thể đến đây vào tiết mùa hè, khi đó, tại nơi đây sẽ thường mở các khóa tu mùa hè tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên dành cho các bạn trẻ yêu thích phật pháp và tu tập.

Tây Thiên cách Hà Nội bao nhiêu km?

Từ Hà Nội đến với Tây Thiên khoảng chừng 70km rất thích hợp cho những chuyến du lịch Tây Thiên 1 ngày, xuất phát sớm từ buổi sáng và có thể về lúc buổi tối. Bạn hoàn toàn có thể chọn phương tiện công cộng hoặc đi bằng phương tiện cá nhân để đến được Tây Thiên.

Chùa Tây thiên cách tam đảo bao nhiều km: Nằm cách thị trấn Tam Đảo khoảng 10km, từ chùa Tây Thiên các bạn đi thẳng là tới đền Thỏng, nếu rẽ trái là sang thiền viện Trúc Lâm.

Mẫu tây thiên cách hà nội bao xa: 1 giờ 29 p (66,2 km) qua ĐCT05 / National Mother Tay Thien Trinh Temple, CHRF+4CH, 314, Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Cách di chuyển từ Hà Nội đến Tây Thiên

tay thien diem du lich tam linh noi tieng o vinh phuc

Phương tiện di chuyển

Đi bằng phương tiện công cộng thì các bạn có thể đi xe buýt để đến Tây Thiên. Đi xe buýt không lo sợ lạc đường nhưng các bạn sẽ hơi mất thời gian. Ngoài ra đương nhiên các bạn bạn có thể đi Tây Thiên bằng xe máy hoặc là bằng ô tô,…

Cách di chuyển đến Tây Thiên

cach di chuyen tu ha noi den tay thien 

Xuất phát từ Hà Nội -> các bạn đi theo hướng QL 2A -> qua đoạn của Thăng Long, Hà Nội -> đi đến thành phố Vĩnh Yên -> Tam Đảo, các bạn sẽ thấy có hai hướng đi: Rẽ phải các bạn đi Tam Đảo hoặc các bạn rẽ trái đi Tây Thiên, vì vậy nếu như bạn có dự định khám phá vùng Tam Đảo thì có thể đi theo con đường này. Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên tại tỉnh Vĩnh Phúc 2022, nếu như đi theo nhóm đông người thì các bạn có thể đi xe khách hoặc đi xe bus từ Nội Bài đi tới Mê Linh, rồi đi tiếp theo chuyến xe Vĩnh Phúc tới được bến Đại Bình. Đi bộ khoảng vài phút là các bạn có thể tới thiền viện trúc lâm Tây Thiên.

Các điểm du lịch ở Tây Thiên

Đền Thượng Tây Thiên

Đền Thượng chính là nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên – được xem là vị thần chủ Tây Thiên và nữ chúa của vùng đất Tam Đảo. Tương truyền rằng Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu là người được sinh ra từ khí thiêng của ngọn núi Tam Đảo, sau đó kết duyên cùng Hùng Chiêu Vương đời thứ 7. Bà đã có công để giúp vua dẹp giặc, giúp ông mở mang bờ cõi, và dạy dân trồng lúa.

Đền Thõng

Đền Thõng là cửa ngõ để đưa chúng ta được về với Mẫu. Nơi đây chính là nơi một quần thể kiến trúc cổ nằm hòa quyện cùng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng. Đến đền Thõng du khách sẽ có thể được chiêm ngưỡng Cây Đa Chín Cội, cây đa này nằm ngay tại sân có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi. Tấm bia đá được khắc có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn” là một chứng tích lịch sử thật sự – văn hoá giá trị, khẳng định rằng danh thắng Tây Thiên đã được rất nhiều triều đại quan tâm và được coi trọng.

Đền Cậu

Đền Cậu khởi nguồn là một khe Trường Sinh, ở đây hiện có một hòn đá và nó được đặt một bát hương. Tương truyền rằng là Cậu đã ngự ở đây, tập trung và tiến hành nuôi quân trước khi đưa lên trên Mẫu. Năm 1993 thì đền được ban quản lý và nhân dân trong vùng đã tích cực chung sức tu sửa lại. Chắc chắn đây sẽ là một điểm khởi nguồn đầu tiên cho một mạch cảm xúc về với Mẫu của mỗi người khi đến với vùng đất Tây Thiên.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên chính là một thiền viện thuộc về dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, hay Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên chính là một trong 3 thiền viện có diện tích lớn nhất ở Việt Nam.

thien vien truc lam tay thien – noi tinh duong tam hon

Thiền viện này đã được xây dựng bên cạnh của Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Chùa Tây Thiên, Đền Cô, Đền Thõng, Đền Cậu, Thác Bạc). Đây chính là nơi đào tạo về Phật giáo có được hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam có thể phát triển cả về bề rộng và phát triển chiều sâu góp phần đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo khác của các nước khác.

Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tại Tây Thiên

Hệ thống Thiền viện Trúc lâm hiện nay ở Tây Thiên bao gồm Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên ( hay gọi là chùa tăng) và cả Thiền viện Trúc lâm An Tâm (gọi là chùa ni). Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm đã được xây dựng từ năm 2009 và đã hoàn tất vào năm 2012 gọi là chùa ni vì nó do ni sư thích nữ Thuần Giác đã xây dựng. Thiền viện gồm có ngôi chính điện thờ Phật Thích Ca mâu ni, có ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, 1 nhà khách, 1 nhà ăn để phục vụ được một lúc được 200 người. Ngoài ra tại đây còn có ni đường, có thiền đường cho các thiền sinh tu tập, các thiền thất dành cho ni sư tu hành.

Đại bảo tháp Mandala

dai bao thap mandala tay thien

Đại Bảo tháp Mandala đã được xây dựng vào năm 2011 dựa theo kiến trúc truyền thống Kim Cương Thừa. Đại bảo tháp Tây Thiên có chiều cao 29m, tổng diện tích mặt sàn lên đến hơn 1.500m2, cùng với đó là 1 tầng âm rộng. Đường kính chân đế của nó cao 60m, 3 tầng của tháp hiện có hình dáng khác nhau, biểu trưng dành cho 6 yếu tố hình thành nên được vũ trụ và sự sống, được gọi là Lục địa. Lục đại bao gồm: Hỏa, Địa, Thủy, Phong, Không và cả Thức. Du khách đến với đại bảo tháp Mandala có thể được tham quan, chiêm bái và cầu nguyện.

Chùa Tây Thiên Phù Nghì

Chùa Tây Thiên Phù Nghì hiện nay được coi là một ngôi chùa cổ nhất, có diện tích rộng nhất có tại Tây Thiên. Ngôi chùa này được kiến lập nơi đỉnh núi, đây chính là một thánh địa đã được các bậc tổ xưa lựa chọn để xây dựng được ngôi cổ tự tràn đầy linh khí, như để có thể che chở trấn an đất nước. Ngày nay, trải qua được bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa này đã hoàn toàn đổ nát chỉ còn lại phế tích năm cấp nền tương đối là bằng phẳng.

Tây Thiên Cổ Tự

nhung dia diem tham quan noi tieng tai chua tay thien

⇒ Tìm hiểu thêm: Chùa hương cách hà nội bao xa, bao km?
Thuê xe 16 chỗ hà nội
https://zalo.me/0327910085

Để tới được với khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự này các bạn có thể đi bộ hoặc có thể sử dụng dịch vụ đi xe điện. Nếu có sức khỏe tốt thì các bạn có thể đi bộ, còn không thì đi cáp treo hay thuê xe điện. Với những bạn muốn được leo núi, có thể đi xe điện tới đền Thỏng tới ga cáp treo rồi sau đó các bạn đi lên trên đền.