logo xeducvinh

Đền Bà Chúa Kho – thuộc chùa Dâu tọa lạc nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, nằm ngay tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh. Đây là một di tích tín ngưỡng thiêng liêng để cho du khách cầu lộc, cầu tài. Nơi đây cũng đã nổi tiếng là trung tâm cổ xưa của Phật giáo tại Việt Nam và còn được gọi bằng các tên khác như: Cổ Châu tự, chùa Cả, Diên ứng tự,..

Cùng trải nghiệm lễ chùa đầu năm và khám phá quần thể di tích của nơi đây ngay bài viết bên dưới để hiểu thêm về khoảng cách từ hà nội đến đền bà chúa kho, cách di chuyển cùng nhiều thông tin bổ ích về khu du lịch này.

Đền Bà Chúa Kho- Trung tâm cổ xưa của Phật Giáo Việt Nam

Đền Bà Chúa Kho tạo lạc nằm trên lưng chừng núi Kho tại thôn Cổ Mễ, thuộc phường Vũ Ninh, Bắc Ninh. Đền này được xây dựng theo một lối kiến trúc cổ từ thế kỷ XIX theo như kiểu chữ T với những đường nét được chạm khắc công phu. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho chính là một di tích lịch sử quan trọng nằm ở trong quần thể của khu di tích Cổ Mễ bao gồm: Đình – Chùa – Đền đã được nhà nước Việt Nam công nhận. Không chỉ là một di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang một giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút đông đảo nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi những dịp lễ hội hàng năm.

den ba chua kho trung tam co xua cua phat giao viet nam

Đền Bà Chúa Kho hiện tại đang tọa lạc trên lưng chừng của ngọn núi Kho, tại khu di tích Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là một khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ mà còn là một nơi hàng năm du khách thập phương khắp cả nước hằng năm đổ về đây để hành hương.

Hiện nay thì đền Bà Chúa Kho mang một nét đặc trưng của lối kiến trúc vào thời Nguyễn gồm có gian Tiền Tế và Hậu cung, mỗi nơi tại đây đều 3 gian. Một số những công trình dựng theo một trục dọc chạy từ chân núi cho đến lưng chừng núi như: Cung đệ tam, cổng tam môn, cung đệ nhị, tiền tế,… Bên cạnh đó thì ngôi đền còn gây ấn tượng với kiến trúc mái vòm, có hình rồng thể hiện được sự trang nghiêm, độc đáo.

Bà Chúa Kho cách Hà Nội bao nhiêu km

Từ Hà Nội du khách di chuyển đi đến địa điểm Đền Bà Chúa Kho chỉ mất khoảng 33km. Đây là một quãng đường ngắn, chính vì vậy người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội sẽ có cơ hội thường xuyên đến đây tham quan, cầu bình an hạnh phúc.

Dẫn đường đến Đền Bà Chúa Kho

dan duong den den ba chua kho bac ninh

Phương tiện di chuyển

Xe máy, đi ôtô tự lái: Bạn đi theo tuyến đường có qua cầu Long Biên – qua cầu Đuống – thị xã Từ Sơn – là có thể tới trung tâm thành phố Bắc Ninh (tuyến này các bạn chỉ khoảng 29km). Nếu như bạn đi theo tuyến quốc lộ 1A thì các bạn mất khoảng 35km.

Xe bus: Có thể lựa chọn đi theo tuyến 54 hoặc các bạn đi tuyến 203.

Thuê xe du lịch: giải pháp của nhiều gia đình và bạn trẻ mỗi dịp đầu năm, có mức giá vừa phải, nhiều dịch vụ uy tín.

Cách di chuyển đến Bà Chúa Kho

Đi bằng tuyến xe bus, các bạn bắt chuyến số 54, từ Long Biên đi đến Bắc Ninh. Hoặc các bạn đi chuyến xe bus số 203, từ Giáp Bát đi đến Bắc Ninh. Đi xe bus thì hành trình khá thụ động nên các bạn hãy chú ý thời gian để bản thân không bị chậm trễ nhé.

le hoi den ba chua kho net van hoa tin nguong

Đi bằng phương tiện xe cá nhân, từ Hà Nội các bạn di chuyển sang cầu Long Biên. Tiếp tục đi qua cầu Đuống – đi qua thị xã Từ Sơn là các bạn tới trung tâm thành phố Bắc Ninh. Từ trung tâm của TP. Bắc Ninh các bạn đi theo đường quốc lộ 295B chỉ một đoạn, rồi các bạn rẽ trái theo đường Cổ Mễ là có thể tới Đền Bà Chúa Kho.

Các điểm du lịch ở Bà Chúa Kho

Chùa Dâu

Chùa Dâu hiện đang nằm ở xã Thanh Khương, thuộc huyện Thuận Thành, ngôi chùa này nằm ở trung tâm khu di tích lịch sử văn hóa rất tiêu biểu của xứ Kinh Bắc. Du khách đến thăm chùa Dâu không chỉ đơn thuần là cầu bình an mà còn là để có thể được tận mắt ngắm nhìn kiến trúc vô cùng độc đáo của “đệ nhất cổ tự trời Nam” (ngôi chùa mệnh danh cổ nhất Việt Nam). Ngôi chùa này nổi bật bởi kiến trúc độc đáo riêng biệt, trong đó chính giữa là tháp Hòa Phong – được xây bằng gạch trần với cỡ lớn, trong tháp có treo quả chuông bằng đồng và có một chiếc khánh đúc.

Thăm Đền Cùng – Giếng Ngọc

Đền Cùng nằm ở khu Viêm Xá, thuộc phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (hay còn được gọi là làng Diềm). Đền Cùng đã vô cùng nổi tiếng từ xưa, tương truyền thì quan quân triều đình đánh giặc dọc theo tuyến sông Cầu đến nơi đây cầu đảo và thắng trận.

tham den cung gieng ngoc

Nằm ngay giữa sân đền Cùng chính là giếng Ngọc. Vào những ngày nóng bức như thế này, sau khi du khách thăm quan và vào Đền để dâng lễ, du khách thường sẽ không quên xin nước uống ở trong giếng Ngọc. Để có thể lấy nước, du khách phải để lại giày, dép trên bờ và du khách đi chân trần xuống dưới. Nước được múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà du khách không cần lọc hay đun sôi, sẽ thấy được vị mát lành và ngọt tự nhiên không nơi đâu sánh được.

Làng tranh Đông Hồ

Làng Ðông Hồ hiện đang nằm bên bờ sông Ðuống, huyện Thuận Thành, từ lâu đã đi vào cuộc sống tinh thần của biết bao người dân Việt bằng những bức tranh nghệ thuật đậm bản sắc dân tộc. Tranh làng Ðông Hồ không được vẽ theo cảm hứng mà nghệ nhân dùng ván in. Ðể có những bản khắc đạt được trình độ tinh xảo phải có được người vẽ mẫu, cần trình độ kỹ thuật cao. Giấy dùng để in tranh là loại giấy dó, giấy này được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh được lấy từ vỏ sò, hến tạo nên một chất liệu riêng biệt. Sau khi nghệ nhân in thành tranh, các hình khối có được sự hài hoà một cách tự nhiên.

Chùa Phật Tích

Tọa lạc ngay trên núi Lạn Kha (thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du), chùa Phật Tích chính là một ngôi cổ tự đã nghìn năm tuổi. Trong chùa này có 10 tượng linh thú quỳ chầu rất độc đáo từ thế kỷ 11, gắn liền với lịch sử thời Lý.

chua phat tich bac ninh

Đây đều là những hiện vật gốc, hiện vật độc bản, được tạo tác bằng chất liệu đá sa thạch nguyên khối. Tượng 10 linh thú bằng đá này đã được tạo thành từng cặp đăng đối nhau chầu trước cửa Tam bảo của chùa, gồm có: trâu, sư tử, voi, tê giác, ngựa. Bộ tượng 10 con linh thú này đã được công nhận chính là bảo vật Quốc gia.

Lệ Chi Viên

Khu di tích Lệ Chi Viên hiện đang thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây hiện đang là nơi thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và thờ Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Lệ Chi Viên còn là nơi gắn liền với vụ án oan nghiệt khiến cho đại công thần Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc một cách oan uổng vào năm 1442. Khu di tích này đã được xếp hạng vào Di tích lịch sử và văn hóa cấp tỉnh.

Làng gốm Phù Lãng

Làng nghề gốm Phù Lãng, thuộc huyện Quế Võ, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chính thức vào năm 2016. Ở Phù Lãng, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh của các sản phẩm gốm xếp dọc theo đường làng, những ngõ, xóm. Ngoài những sản phẩm gia dụng như các ang, chum hay các vại… gốm Phù Lãng còn được dùng dể trang trí nội, ngoại thất trong nhà…

lang gom phu lang bac ninh

⇒ Tìm hiểu thêm: Đền ông hoàng bảy cách hà nội bao nhiêu km?
Thuê xe 16 chỗ hà nội
https://zalo.me/0327910085

Gốm tại đây có màu men là màu nâu, đen và vàng nhạt. Mỗi sản phẩm hoàn chỉnh tại đây đã trải qua nhiều công đoạn từ việc dàn đất, tạo hình, cắt khuôn, phơi, nung sau đó ghép… Nét nổi bật của sản phẩm gốm Phù Lãng chính là sử dụng phương pháp đắp nổi theo như hình thức chạm bóng, màu men vô cùng tự nhiên, bền và lạ.