logo xeducvinh

Chùa Tây Phương, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 32.2km, là một điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều du khách hương thập phương đến hành hương. Nơi đây không chỉ là chốn bình yên thanh tịnh, mà còn ẩn chứa những công trình kiến ​​trúc cùng những kiệt tác điêu khắc tôn giáo hiếm có.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá khoảng cách từ hà nội đến chùa tây phương, cách di chuyển cùng những kinh nghiệm du lịch thú vị về ngôi chùa đặc biệt này nhé!

Giới thiệu về chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương còn có tên chữ là “Sùng Phúc Tự” nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 50m tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, có tên là đồi Câu Lậu (thường được gọi là đồi Tây Phương). Ngôi chùa nằm yên bình, thanh tịnh giữa thiên nhiên núi rừng bao la, hùng vĩ. Đến thăm chùa, du khách sẽ được cảm nhận sâu sắc những nét đẹp cổ kính, thâm nghiêm cùng những di tích xưa cũ còn đọng lại nơi đây.

chua tay phuong di tich quoc gia dac biet

Nguồn gốc của chùa Sùng Phúc Tự có liên quan đến quá trình truyền bá đạo Phật vào Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, câu chuyện về nguồn gốc của ngôi chùa đã bị “biến tấu” theo nhiều cách khác nhau. Tương truyền rằng có một nhân vật tên là Cao Biện xuất hiện, đảm nhiệm chức vụ là Tiết độ sứ của thời Đường (864 – 868) phụ trách việc cai quản vùng đất An Nam xưa. Cao Biền đến đây để xây dựng kiến trúc tôn giáo mới mục đích chặn nguồn long mạch của vùng đất này.

kiet tac nghe thuat kien truc dieu khac viet o chua tay phuong

Tuy nhiên, truyền thuyết thì vẫn chỉ là truyền thuyết, được người dân truyền miệng từ đời này đến đời khác. Còn minh chứng rõ ràng nhất liên quan đến chùa Tây Phương được xác định có từ thời Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1561). Lúc này chùa được xây dựng như ngày nay. Trải qua các đời vua Lê Thần Tông, chúa Tây Vương Trịnh Lạc và vua Lê Huy Tông, chùa vẫn tiếp tục được trùng tu, nhưng về cơ bản, chùa vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính cho đến ngày nay.

Ngôi chùa Tây Phương là nơi thờ thần núi, vừa là nhà thờ Đức Ông, sở hữu rất nhiều những bức tượng pháp với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo và kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Năm 2015, chùa Tây Phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận là 1 trong những di tích Quốc gia đặc biệt, trong đó có đến 34 pho tượng đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự 崇福寺) là một ngôi chùa được xây trên đỉnh đồi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Địa chỉ: núi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Tên tự: Sùng Phúc tự (崇福寺)

Quốc gia: Việt Nam

Chùa Tây Phương cách Hà Nội bao nhiêu km?

Chùa Tây Phương nằm tại huyện Thạch Thất của Thủ đô Hà Nội vì vậy từ trung tâm Hà Nội tới đây chỉ khoảng 32.2km tức là bạn sẽ mất nửa tiếng để di chuyển tuỳ vào phương tiện mà bạn lựa chọn.

Cách di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tây Phương

huong dan duong di chua tay phuong

Phương tiện di chuyển

Do quãng đường khá gần nên bạn có thể chọn di chuyển đến Thủ đô Hà Nội bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như: ô tô, xe máy hoặc xe bus. Bạn có thể tham khảo chi tiết đường đi chúng tôi gợi ý ở phần nội dung bên dưới.

Hướng dẫn cách đi đến Chùa Tây Phương

Di chuyển bằng ô tô/ xe máy

Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội bạn đi theo cung đường Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long. Khi đến cầu vượt tại ngã tư Đại lộ Thăng Long và Thạch Thất – Quốc Oai thì bạn rẽ trái vào Quốc Oai. Sau đó tiếp tục rẽ phải rồi đi thêm khoảng 5km, đến ngã tư Thạch Xá sẽ thấy biển chỉ dẫn đường đến chùa Tây Phương. Từ đây, bạn rẽ trái rồi đi thêm khoảng 4 đến 5km sẽ tới được cổng chùa.

Di chuyển bằng xe bus

Ngoài việc đi bằng phương tiện cá nhân thì bạn cũng có thể chọn di chuyển bằng xe bus để đến chùa Tây Phương. Bạn hãy bắt chuyến xe bus số 89: từ Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây. Sau khi lên xe bạn hãy bảo với bác tài cho xuống ở đường vào chùa Tây Phương là được.

Những điều thú vị tại chùa Tây Phương mà bạn nên biết

Lễ hội chùa Tây Phương

Lễ hội chùa Tây Phương được tổ chức từ ngày 6/3 âm lịch kéo dài đến ngày 10/3 âm lịch, với nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

le hoi chua tay phuong

Vào ngày chính hội, người dân sẽ đi lấy nước thánh về làm lễ Mộc dục (tắm tượng) và dâng hương. Những du khách tới đây có thể tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật hay cờ người,… Ngoài ra, đừng quên tham quan những thắng cảnh thiên nhiên và chiêm ngưỡng kiến ​​trúc cổ kính bên trong chùa, khám phá 18 pho tượng La Hán – được xem là báu vật của quốc gia.

Kiến trúc chùa

Vì chùa Tây Phương nằm trên ngọn đồi Câu Lâu nên để đến được cổng chính của chùa, bạn phải đi bộ qua 237 bậc đá ong. Chùa gồm có 3 nếp chùa, song song với nhau theo hình chữ “Tam”: Bái đường, chánh điện và hậu cung.

net dep co kinh tai chua tay phuong

Từ cửa chính đi vào bên trong là 1 khoảng sân, dẫn du khách vào ba nếp nhà. Được gọi là chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Phía sau và bên cạnh 3 nếp chùa chính là nhà Tổ, nhà Mẫu.

Ngay từ khi đặt chân đến đây, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành và thân thuộc. Vì là một ngôi chùa cổ nên những nét kiến ​​trúc vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Toàn bộ tường của chùa được làm bằng gạch đỏ Bát Tràng, điểm nhấn là những ô cửa sổ hình tròn với những biểu tượng sắc và không. Mái chùa được xây bằng ngói 2 lớp. Nếu trên mái có chạm nổi hình lá đề thì lớp ngói dưới có hình ô vuông ngũ sắc giống màu áo cà sa của các vị cao tăng.

Chiêm ngưỡng tượng pháp hiếm có

Một trong những điều thu hút khách du lịch đến với chùa Tây Phương là nơi đây sở hữu rất nhiều kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc của tôn giáo điển hình như những bức tượng pháp. Nếu bạn dành thời gian dạo quanh ngôi chùa, bạn sẽ bắt gặp những bức chạm khắc vô cùng tinh xảo hình hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, hổ phù ở khắp mọi nơi. Nói nhỏ với bạn, tất cả những bức chạm khắc này đều được làm từ bàn tay thủ công của các nghệ nhân tài năng ở làng Trường Sơn – một làng nghề mộc lâu đời vô cùng nổi tiếng.

tuong phat tai chua tay phuong

Trong chùa có 64 pho tượng và những bức phù điêu vô cùng hoành tráng. Có thể kể đến bộ tượng của Di đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn trong giai đoạn khổ hạnh; bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng trong quá khứ, hiện tại và vị lai…. cùng 16 pho tượng Tổ được thiết kế với phong cách hiện thực.

Đặc biệt, chùa Tây Phương còn có 18 pho tượng các vị La Hán với những biểu cảm khác nhau. Người thì vui, người thì đăm chiêu, người thì đắn đo, người thì cười mỉa mai,…

Những kinh nghiệm cần biết khi ghé thăm chùa Tây Phương

Ngôi chùa ở huyện thạch thất này vốn là nơi linh thiêng thờ Phật nên khi ghé thăm bạn hãy nhớ một số lưu ý dưới đây:

  • Như đã nói ở trên, chùa Tây Phương là nơi chuyên thờ Phật nên khi mang lễ đến chùa bạn chỉ cần chuẩn bị đồ chay như xôi chè, hương hoa, oản… tránh dâng lễ mặn.
  • Trước khi vào chùa bạn nên chọn lựa những trang phục kín đáo và lịch sự. Không nên đội mũ và đeo kính râm khi đi vào hành hương.
  • Khi vào trong hành hương, chú ý không được dẫm hoặc để giày, dép lên các bậc thềm vì điều này thể hiện sự bất kính đối với nhà chùa.
  • Đến chùa, bạn không nên nói tục chửi bậy bậy, nói quá lớn, cãi nhau hay gây gổ.
  • Khi gặp các sư thầy trong chùa, bạn nên chào A di đà phật và xưng thầy – con.
  • Chùa Tây Phương nằm tại xã Thạch Xá – nơi nổi tiếng với món chè lam. Chính vì vậy, khi ghé thăm chùa bạn đừng quên tìm mua chè lam về để làm quà cho người thân nhé.

⇒ Tìm hiểu thêm: Chùa phật tích cách hà nội bao nhiêu km?
Thuê xe 16 chỗ hà nội
https://zalo.me/0327910085

Chùa Tây Phương vốn dĩ là một ngôi chùa cổ đẹp độc đáo thu hút rất nhiều du khách gần xa ghé tới tham quan và hành hương. Hy vọng rằng với bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Việt Nam.