Chùa Phật Tích (còn được gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 32km 48 min (31.3 km) về phía Đông tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc xã Phật Tích của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất nước ta với kiến trúc mang đậm dấu ấn triều đại nhà Lý. Hôm nay hãy cùng theo chân chúng tôi ghé thăm ngôi chùa đặc biệt này với những chia sẻ về khoảng cách từ hà nội đến chùa cùng cách di chuyển thuận lợi nhất nhé!
Chùa Phật Tích- Ngôi cổ tự linh thiêng
Chùa Phật Tích, ngày xưa hay được gọi là chùa Vạn Phúc, nằm trên sườn phía nam của núi Lạn Kha, thuộc xã Phật Tích tại huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 – thế kỷ thứ 10. Trước đây, những Phật tử đầu tiên từ Ấn Độ xa xôi đã chọn ngôi chùa này làm nơi nghỉ chân khi đến nước ta truyền đạo. Vào năm 1057, chùa được vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây dựng, trong suốt các triều đại nhà Lý – Trần, chùa được coi là quốc tự – trung tâm văn hóa Phật giáo của đất nước.
Không chỉ là trung tâm Phật giáo quốc gia thời bấy giờ, nơi đây còn được các triều đại sử dụng hiệu quả cho các công tác xã hội ngoài lĩnh vực tôn giáo như thư viện Lạn Kha hay tổ chức thi tiến sĩ,…
Trong thời kỳ kháng chiến, quân Pháp đã chiếm chùa và phá hủy gần như hoàn toàn nội, ngoại thất cùng rất nhiều di vật trong chùa. Năm 1959, nhà nước đã cho xây dựng lại chùa dựa trên nền tảng và những di tích còn sót lại tại chùa. Các di tích văn hóa còn lại không nhiều nhưng đều là những bảo vật có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật vô giá.
Ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi này là nơi sản sinh ra nhiều câu chuyện cổ tích về mối tình giữa tiên nữ Giáng Hương và vị quan Tri huyện Từ Thức hay truyền thuyết về Vương Chất do mải xem hai tiên ông đánh cờ mà mục cả cán rìu,….
Năm 1962 với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn mà chùa Phật Tích sử hữu, Bộ Văn hóa đã đưa ra quyết định công nhận chùa Phật Tích là Di tích Lịch sử – Văn hóa. Đây là một trong 4 ngôi chùa đầu tiên của Bắc Ninh được xếp vào danh sách.
- Kỷ lục: chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
- Địa chỉ: 295, thôn Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh 790000
Chùa Phật Tích cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?
Chùa Phật Tích thuộc tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 32km 48 p (31,3 km) di chuyển qua ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL1A. Nếu muốn chùa Phật Tích thì bạn đến trung tâm thành phố Bắc Ninh sau đó di chuyển tiếp khoảng 15km nữa là đến nơi.
Cách di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Phật Tích
Phương tiện di chuyển
Với quãng đường không quá xa, bạn có thể chọn các phương tiện sau để di chuyển đến chùa Phật Tích: ô tô, xe máy, xe khách hoặc thuê xe riêng.
Hướng dẫn cách đi đến chùa Phật Tích
Nếu xuất phát từ trung tâm Thủ đô Hà Nội, bạn có thể lựa chọn một trong những cung đường sau để di chuyển:
- Xe máy: Từ Thủ đô Hà Nội bạn đi theo đường Quốc lộ 1 khoảng 15km là đến tỉnh Bắc Ninh. Sau đó di chuyển thêm 4km nữa đến khi thấy biển báo “Chùa Phật Tích” thì bạn rẽ phải vào đường 95 rồi đi thêm 7km nữa là đến địa điểm du lịch. Nếu bạn đi bằng ô tô thì cũng có thể đi theo tuyến đường này.
- Xe khách: Bạn mua vé xe tại bến xe Mỹ Đình đến thành phố Bắc Ninh. Sau đó có thể thuê xe máy hoặc bắt taxi để di chuyển đến chùa Phật Tích. Giá xe sẽ dao động từ 40.000 – 60.000 đồng/ lượt/ vé.
- Ngoài ra, nếu bạn đi đông thì cũng có thể thuê xe riêng để cho trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, những bác tài sành đường cũng có thể cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích về các địa điểm du lịch và ăn uống dọc đường đi.
Các điểm tham quan ở Chùa Phật Tích
Chùa Phật tích
Theo các nhà nghiên cứu, chùa Phật Tích được xây dựng dựa theo nguyên tắc “Nội Công ngoại quốc”, nghĩa là bên trong có hình chữ “Công”, bên ngoài là hình chữ “Quốc”. Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách thời nhà Lý (1010 – 1225) với nhiều tầng móng, được xây sâu trong sườn núi và cao dần khi lên trên đỉnh. Chùa nằm trên cao, có bậc tam cấp, bờ kè và cầu thang
Hiện chùa gồm có 5 gian thờ Phật, 7 gian tiền đường, 7 gian thờ Mẫu và 8 gian nhà tổ.
Miếu thờ bà Trần Thị Ngọc Am
Phía trước ngôi chùa lớn là một vườn hoa mẫu đơn với màu sắc rực rỡ. Ở phía bên phải của chùa là miếu thờ bà chúa Trần Thị Ngọc Am cũng là cung phi đầu tiên của Chúa Trịnh Trang ở ngôi chùa này. Bà là người có công lớn trong việc trùng tu bảo tháp, xây dựng đình làng nơi đây cùng với nhân dân 13 thôn.
Những bức tượng linh thú được chạm khắc tinh xảo
Trong chùa có nhiều tác phẩm chạm khắc tinh xảo trên đá, thể hiện bằng mười tượng linh vật đá nằm trên khối đá tạc nguyên hình hoa sen và đèn hoa sen trên lan can chùa. Độc đáo nhất là tượng Phật ngồi được làm bằng đá tự nhiên rất quý. Tượng sư tử, tê giác, voi, trâu và ngựa với chiều cao 1,85m, có niên đại từ thời Lý với phần đế và cánh sen xung quanh được chạm khắc tinh xảo.
Tượng phật lớn nhất tại chùa
Nổi bật tại chùa Phật Tích là bức tượng A Di Đà cao đến 27m, nặng 3.000 tấn nằm trên đỉnh núi Phật Tích, được khởi công xây dựng vào tháng 2/2007.
Việc tạo trang phục và nếp gấp hoa văn cho những bức tượng Phật khổng lồ là một công việc rất thách thức. Công trình đồ sộ này là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi của nhiều nghệ nhân. Hàng trăm nghệ nhân làng đá Ninh Vân đã miệt mài làm việc trong gần 4 năm với điều kiện thi công khắc nghiệt trên núi. Họ phải dùng đường sắt để vận chuyển hàng chục tấn đá lên núi để bảo vệ môi trường xung quanh. Việc xây dựng tượng Phật đã được tư vấn bởi một số chuyên gia và cũng đã trải qua quá trình kiểm tra, phê duyệt nghiêm ngặt. Từ xa bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tượng Phật uy nghiêm ngồi thiền trên đỉnh núi.
Bức tượng A Di Đà bằng đá nổi tiếng
Tượng Phật A Di Đà ngự trên bệ của toà tháp được làm bằng đá hình đài sen 2 tầng với nhiều nét chạm khắc tinh xảo. Tổng chiều cao lên đến 4,7m, trong đó bệ sen đá dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Lớp trên được chạm khắc bằng những dây hoa mềm mại, còn mặt dưới có hình sóng nước cách điệu. Hai mặt của hai tầng đều được chạm khắc hình rồng vờn nhau ẩn hiện trong mây. Mọi thứ đều rất tinh tế và sống động, thể hiện sự kỳ công tỉ mỉ của người thợ thủ công lành nghề.
Trong thời gian Pháp chiếm làng Phật tích, quân Pháp đã dùng tượng Phật A Di Đà để làm bia tập bắn gây thiệt hại nghiêm trọng. Phần đầu của bức tượng bị vỡ còn phần thân thì bị đạn bắn. Khi đó, một cụ già trong làng đã bí mật lấy đầu bức tượng và cất đi. Sau khi đất nước hoà bình, người dân đã trả về cho chùa.
Long Trì
Long Trì là tên gọi của một hồ nước nhỏ (nay đã cạn), dưới đáy ao có thềm đá bán nguyệt chạm khắc hai con rồng thời Lý uốn lượn theo sóng nước. Vào thời nhà Lý, rồng là một linh vật phổ biến trong Phật giáo. Vì vậy sự xuất hiện của linh vật này cho thấy đây là vùng đất linh thiêng và bình yên.
⇒ Tìm hiểu thêm: Chùa Dâu cách Hà Nội bao nhiêu km?
Thuê xe 16 chỗ hà nội
https://zalo.me/0327910085
Trên đây là những thông tin khoảng cách, cách di chuyển cùng nhiều kinh nghiệm du lịch tại chùa Phật Tích mà bạn nên tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm hiểu biết về ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam này. Đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi chùa này trong thời gian sớm nhất nhé!