Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nổi tiếng nằm trong quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An, có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm gắn liền với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến thời Đinh, Tiền Lê và Lý. Hôm nay hãy cùng chúng tôi chia sẻ về khoảng cách từ hà nội đến chùa bái đính, cách di chuyển và khám phá những điều chưa biết về chùa Bái Đính – điểm du lịch tâm linh số một ở Ninh Bình qua bài viết dưới đây nhé!
Chùa Bái Đính- ngôi chùa nổi tiếng miền Bắc
Chùa Bái Đính tọa lạc trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viên cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình khoảng 12 km. Diện tích của chùa Bái Đính là 539 ha, bao gồm 27 ha ở khu chùa Bái Đính cổ và 80 ha ở khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây luôn tự hào khi được đón hàng vạn phật tử hành hương mỗi năm.
Nhìn chung, kiến trúc Bái Đính giống như một nét chuẩn mực của kiến trúc chùa cổ tại Việt Nam, đặc biệt là khu chùa mới xây dựng với những công trình đồ sộ. Phần mái của chùa chính điện rất đẹp, gồm 3 lớp 12 mái cong hình đầu đao kết hợp với ngói hình mũi hài truyền thống. Các bậc thềm được trang trí bằng rồng đá theo phong cách thời nhà Lý với sân đá lớn nhìn thẳng xuống giếng Ngọc.
Điểm nhấn là Tháp Báo Thiên gồm 13 tầng, nơi thờ Xá Lợi (tro cốt) của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được rước từ Ấn Độ về. Ở tầng thứ 12, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng trọn vẹn toàn cảnh khu du lịch chùa Bái Đính về đêm lung linh trong ánh đèn điện.
Tại hành lang tượng La Hán được xếp chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa. Trong chùa còn có 1 khu vườn nhỏ được trồng đầy cây xanh trong đó nhiều nhất chính là cây bồ đề được chiết từ các ngôi chùa bên Ấn Độ. Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh, thoáng mát, là nơi lý tưởng cho các tăng ni, phật tử đến chiêm bái và tụ họp.
Lễ hội ở đây khai mạc hàng năm vào mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3. Du khách sẽ được làm lễ và dâng hương tại điện Phật Bà Quán Âm nghìn mắt nghìn tay có trọng lượng 80 tấn, dát vàng bên ngoài. Kế đó là dừng chân tại điện Pháp Chủ, nơi đặt tượng phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất Đông Nam Á. Kết thúc hành trình, dạo chơi thưởng thức cà phê Chuông Gió trên ngọn núi Đính để tận hưởng những con gió mát lành, không khí an yên về đêm.
- Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Thông tin ngôi chùa:
- Tôn giáo: Phật giáo
- Tông phái: Bắc Tông
- Khởi lập: Khu Chùa cổ năm 1136 – Khu Chùa mới năm 2003
- Người sáng lập: Lý Quốc Sư-Nguyễn Minh Không (1065 – 1141)
- Quản lý: Công ty Du lịch Tràng An Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (70 năm)
- Trụ trì: Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu
Chùa Bái Đính cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?
Chùa Bái Đính cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 96 km về phía Nam. Tuỳ vào phương tiện di chuyển mà bạn lựa chọn, thời gian có thể ngắn hoặc dài nhưng trung bình sẽ đi mất khoảng 2 tiếng.
– Chùa bái đính cách tràng an bao xa: 1 giờ 48 p (96,8 km) qua ĐCT Hà Nội – Ninh Bình
– Chùa bái đính cách hà nội bao nhiêu km: 1 giờ 49 p (96,8 km) qua ĐCT Hà Nội – Ninh Bình
– Chùa bái đính cách thành phố ninh bình bao xa: cách tp Ninh Bình 15 km, chùa nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
– Chùa bái đính cách hang múa bao xa: cách khoảng 27 phút di chuyển (16,1 km) qua QL38B và Tràng An.
Cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa Bái Đính
Phương tiện di chuyển
Bạn có thể dễ dàng đến chùa Bái Đính bằng xe khách, xe máy hoặc tàu hỏa tùy vào nhu cầu và tài chính cá nhân của bạn.
Đường đi đến chùa Bái Đính
Đi bằng xe khách
Hiện tại, bạn có thể đi tuyến xe khách từ bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình đến Ninh Bình rồi đến chùa Bái Đính. Giá vé mỗi lượt từ 70.000 đồng – 80.000 đồng/ người. Sau khi đến bến xe Ninh Bình, bạn tiếp tục bắt taxi hoặc xe ôm để đến chùa Bái Đính.
Xe máy
Nếu bạn muốn chủ động hơn trong hành trình của mình đồng thời tiết kiệm chi phí đi lại thì xe máy là phương tiện bạn nên lựa chọn. Nếu đi xe máy, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 1A vào khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình, sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến chùa Bái Đính.
Tàu hoả
Nếu bạn đang dư dả về mặt thời gian thì đi bằng tàu hỏa là cách tốt nhất để bạn có thể khám phá trọn vẹn chuyến du lịch đến chùa Bái Đính. Bạn có thể mua vé tàu từ ga Hà Nội đến ga Ninh Bình, sau đó đi xe khách hoặc taxi đến chùa Bái Đính. Giá vé tàu sẽ giao động từ 120.000 đồng tùy theo hạng ghế mà bạn chọn.
Các danh lam thắng cảnh ở chùa, nhất định bạn phải ghé qua
Khi đến chùa Bái Đính, bạn có thể ưu tiên tham quan một số danh lam thắng cảnh sau:
Hang sáng, động tối
Sau khi vượt qua ba trăm bậc đá đến cổng tam quan, bạn hãy nhìn sang bên cạnh dốc có 1 ngã ba là nơi dẫn đến hang sáng, động tối. Hang sáng là nơi để thờ Phật và Thần. Đúng như tên gọi của nó, nơi đây có nhiều ánh sáng tự nhiên, ngoài cửa được đặt 2 pho tượng uy nghiêm với vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong mới là nơi đặt tượng thờ phật. Hang sâu có độ dài khoảng 25m, rộng 15m và cao 2m. Nếu đi đến cuối hang thì bạn sẽ sang đến đền thờ Cao Sơn linh thiêng.
Bên động tối được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng tạo nên khung cảnh khá kỳ ảo. Phía trên là những khối thạch nhũ do mạch nước ngầm tạo thành. Các bậc của lối đi được trang trí bằng những hình rồng uốn lượn, sống động như thật. Có một giếng nước tự nhiên hình thành ở giữa động giúp điều hòa không khí và giúp du khách luôn cảm thấy mát mẻ khi bước vào hang. Ở đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên, có một số tượng thờ được đặt sâu trong các góc đá và có đồ thờ cúng riêng.
Đền thờ thánh Nguyễn
Cũng là con đường ngã ba hướng lên cổng tam quan, bạn đi thẳng vào là đến đền thờ thánh Nguyễn. Ngôi chùa này là một công trình kiến trúc thuộc quần thể du lịch Bái Đính, được xây dựng tại vị trí tựa núi nhìn sông. Bên trong đền đặt tượng thờ của thiền sư Nguyễn Minh Không. Trong 1 lần lên núi hái thuốc cho vua, ông đã vô tình tìm thấy một hang động đẹp nên lập chùa thờ Phật. Ông không chỉ là danh nhân nổi tiếng với nghề bốc thuốc cứu người mà còn ông còn được coi là ông tổ của nghề đúc đồng. Trong một thời gian dài, ông đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu cội nguồn nền văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, sưu tầm đồ đồng cổ để khôi phục lại nghề đúc đồng truyền thống đang bị mai một dần.
Để tưởng nhớ và ghi nhận công ơn của thiền sư – danh y nổi tiếng Nguyễn Minh Không, người ta đã tạc tượng thờ trên chùa Bái Đính. Ngoài được thờ ở đây thì ông còn được thờ ở nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tổng thể kiến trúc của ngôi chùa theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần trước thiết kế theo kiểu chữ Nhất còn phần sau lại thiết kế theo kiểu chữ Công. Đây là một kiểu dáng vững chãi với kiến trúc hài hòa truyền thống. Bên trong, có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sống động các hình hoa, rồng, lân.
Giếng Ngọc
Theo tương truyền, thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước ở đây để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và thần dân. Xung quanh được bao bọc bởi lan can đá, đứng trên đại điện nhìn xuống, giếng Ngọc nằm giữa khuôn viên rộng lớn được bao phủ bởi cây xanh, màu nước xanh ngọc bích chính là điểm nhấn trong tổng thể chùa Bái Đính. Ngoài ra, đây còn được biết đến là giếng chùa lớn nhất tại Việt Nam.
Tham quan chuông đồng lớn nhất tại Việt Nam
Chùa Bái Đính mới còn được biết đến với nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á. Nổi tiếng nhất có thể kể đến chuông đồng lớn nhất Việt Nam với chiều cao là 5,5m, đường kính 3,5m và nặng 36 tấn. Chuông đồng được chạm khắc nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí hình rồng nổi vô cùng sống động.
⇒ Tìm hiểu thêm: Yên Tử cách hà nội bao nhiêu km?
Ngoài ra đến chùa Bái Đính, bạn còn được thấy tượng Phật Thích Ca lớn nhất châu Á được đặt trang trọng trong Pháp chủ của chùa với cân nặng lên đến 100 tấn và chiều cao 9,5m. Đứng trước bức tượng, bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp và ấn tượng bởi sự uy nghi lộng lẫy của bức tượng.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khoảng cách từ hà nội đến bái đính, cách di chuyển cùng nhiều thông tin hữu ích khác mà chúng tôi tổng hợp lại để gửi đến bạn đọc. Khoảng cách từ Hà Nội đến chùa Bái Đính ko quá xa, chúc bạn có một chuyến hành hương ý nghĩa và khó quên tại nơi đây.